Cẩm nang chinh phục ngữ pháp TOEIC (phần 2)

Với nền tảng ngữ pháp chưa vững vàng, chắc hẳn bạn sẽ không đạt điểm cao với TOEIC – một trong nhiều bài thi Anh văn quốc tế nhằm kiểm tra trình độ của người không sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ, từ đó xác định khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh của người tham dự trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Language Link Academic sẽ tiếp tục đồng hành cùng bạn trong việc củng cố kiến thức chuẩn bị cho bài thi này với phần 2 của Cẩm nang chinh phục ngữ pháp TOEIC.

1. Câu điều kiện là mảng kiến thức không thể thiếu trong ngữ pháp tiếng Anh TOEIC

Câu điều kiện được biết tới như mệnh đề điều kiện hay mệnh đề “If”. Trong tiếng Anh, mệnh đề đứng sau if là mệnh đề phụ (subordinate clause) và cần có một mệnh đề chính (main clause) để tạo thành một câu hoàn chỉnh. Bởi vậy, câu điều kiện luôn có hai mệnh đề – một nêu điều kiện, một thể hiện kết quả và hai mệnh đề này có thể hoán đổi vị trí cho nhau; trong trường hợp mệnh đề chính đứng đầu câu, ta không dùng dấu phẩy. Dưới đây là các loại câu điều kiện phổ biến:

– Loại 0: câu điều kiện diễn tả thói quen hoặc sự hiển nhiên, tất yếu xảy ra
 Cấu trúc:Ví dụ: People die if they starve themselves more than a week.
 If + chủ ngữ + vị ngữ (thì hiện tại), chủ ngữ + vị ngữ (thì hiện tại)
– Loại 1: câu điều kiện có thực ở hiện tại, có thể xảy ra ở hiện tại, ở tương lai
 Cấu trúc:Ví dụ: If Elsa doesn’t have to complete her homework, she will spend her time with her sister, Anna.
 If + chủ ngữ + vị ngữ (thì hiện tại), chủ ngữ + will + động từ nguyên thể
https://i.imgflip.com/1ivfwn.jpg
– Loại 2: câu điều kiện không có thật ở hiện tại – thể hiện mong muốn ở hiện tại
 Cấu trúc:Ví dụ: Peter would go to the cinema if it wasn’t raining.
 If + chủ ngữ + vị ngữ (thì quá khứ đơn), chủ ngữ + would/could/should + động từ nguyên thể
– Loại 3: câu điều kiện không có thật trong quá khứ – thể hiện sự nuối tiếc vì đã không thể thực hiện được hoạt động nào đó trong quá khứ
 Cấu trúc:Ví dụ: If James hadn’t been with Lily, Severus could have married her.
 If + chủ ngữ + vị ngữ (thì quá khứ hoàn thành), chủ ngữ + could/should/would + động từ thì hiện tại hoàn thành.

Ngoài ra, Language Link Academic đã có bài viết về cách sử dụng unless, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại đây.

2. Tiếp nối Cẩm nang chinh phục ngữ pháp TOEIC là Mệnh đề quan hệ

Mệnh đề quan hệ – mệnh đề tính từ được thiết lập bằng cách sử dụng các từ quan hệ nhằm thay thế các bộ phân của câu. Các đại từ quan hệ phổ biến trong mệnh đề quan hệ là:

Who– dùng để thay thế cho các đại từ hoặc danh từ đóng vai trò chủ ngữ trong mệnh đề (chỉ dùng cho người)
– ví dụ: Lily loves James. She is standing next to professor Snape. => Lily, who is standing next to professor Snape, loves James.
Whom– dùng để thay thế cho các đại từ hoặc danh từ đóng vai trò tân ngữ trong mệnh đề
– ví dụ: James loves Lily. She is standing next to professor Snape. => James loves Lily, whom is standing next to professor Snape.
Whose– dùng để thay thế cho tỉnh từ sở hữu hoặc sở hữu cách trong mệnh đề (dùng cho cả người và vật)
– ví dụ: Dobby’s master is Mr. Malfoy. Harry gave Dobby a sock to free him from his master. => Harry gave Dobby, whose master is Mr. Malfoy, a sock to free him from his master.
Which– dùng để thay thế cho các đại từ hoặc danh từ đóng vai trò chủ ngữ hoặc tân ngữ trong mệnh đề (chỉ dùng cho vật)
– ví dụ: Harry gave Dobby a sock. The sock can free him from his master. => Harry gave Dobby a sock, which can free him from his master.
That– dùng để thay thế cho chủ ngữ và tân ngữ trong mệnh đề quan hệ
– ví dụ: Harry is a student. He saves his world. => Harry is a student that saves his world.

3. Kết thúc phần 2 của Cẩm nang chinh phục ngữ pháp TOEIC là câu bị động

Câu bị động được sử dụng khi người nói muốn nhân mạnh tới đối tượng được tác động trong câu. Dưới đây là cấu trúc cũng như các ví dụ của câu bị động dạng đơn giản:

Câu chủ độngCâu bị động
Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ.Chủ ngữ (tân ngữ trong câu chủ động) + động từ be + động từ dạng quá khứ phân từ (+ by + tân ngữ – chủ ngữ trong câu chủ động).
Albus rules the school.=> The school is ruled by Albus.
We owned a cat when we were little.=> A cat was owned (by us) when we were little.
She had made a lovely cake.=> A lovely cake had been made by her.

Trên đây là một vài chủ điểm ngữ pháp trọng yếu trong bài thi TOEIC; bạn đọc có thể tham khảo phần 1 của loạt bài viết về ngữ pháp tiếng Anh TOEIC tại đây. Ngoài ra, nếu bạn đọc muốn có cho mình lộ trình luyện thi chi tiết cũng như được kèm cặp bởi các giáo viên dày dặn kinh nghiệm, vui lòng tham khảo khóa học luyện thi TOEIC với Language Link Academic tại đây.

Cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn chinh phục kỳ thi TOEIC thành công!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

In turn là gì? Turn in là gì? Khi nào phải dùng từ nào?

TOEIC 26.10.2018

Trong tiếng Anh, trong nhiều trường hợp, chỉ cần thay đổi giới từ đi kèm cho một động từ là nghĩa có thể đi xa hàng cây số, thậm chí chẳng còn liên quan gì đến nhau. Vậy nên, trong bài viết này, Language Link Academic muốn gửi đến các bạn một bài viết nhằm […]

Nghe truyện tiếng Anh – Rèn luyện kỹ năng nghe có chiều sâu

TOEIC 12.10.2018

Nghe truyện tiếng Anh là phương pháp luyện nghe khá phổ biến, được “truyền tai nhau” trong cộng đồng học tiếng Anh. Từ nghe để rèn ngữ âm, nghe để “chép” lại nội dung, nghe hiểu sâu để trả lời câu hỏi, đâu sẽ là phương pháp hiệu quả dành cho bạn. Hãy cùng Language […]

3000 từ vựng tiếng Anh thông dụng (Phần 4)

TOEIC 16.07.2018

Là một người học tiếng Anh, hẳn là bạn đã từng nghe đến 3000 từ vựng tiếng Anh thông dụng “thần thánh.” 3000 từ tiếng Anh thông dụng này được lựa chọn bởi các chuyên gia và cố vấn của Oxford, là lượng từ vựng tiếng Anh cần thiết để bạn thành thạo khi sử dụng tiếng […]

BÌNH LUẬN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *